HOA, CỎ, CÂY KIỂNG
- Ngọc Nguyễn
- Kỹ Thuật
- 21/06/2021
Cây hoa, cây kiểng còn được gọi là cây trang trí. Là những loại cây có hoa đẹp hoặc thân, lá, cành, củ quả hấp dẫn hoặc có 1 dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thần.
Đất vườn, đất đen, đất set pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa đều có thể trồng được hoa, cây cảnh.
Dù trồng đại trà trên luống đất, trong giỏ hay trong chậu đều cần bón đủ cả phân lót và phân thúc. Cần đủ các chất dinh dưỡng NPK và trung- vi lượng.
Đạm cần cho sự tăng trưởng thân lá, chủ yếu ở giai đoạn cây con, nảy chồi và sau khi thu hoạch hoa.
Lân cần cho sự phát triển của bộ rễ và phân hóa mầm hoa, chủ yếu ở giai đoạn cây sắp ra hoa. Đủ lân, cây sẽ ra hoa sớm, nhiều hoa và hoa to.
Kali giúp hoa nở đều, màu sắc tươi tắn và lâu tàn.
Tuy vậy mỗi loại cây hoa, kiểng và mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có nhu cầu các chất dinh dưỡng khác nhau.
a, Cây lấy hoa: hoa Hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa lan, huệ,..
- Bón lót: bón phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ
- Bón thúc:
+ Giai đoạn cây con: Bón hàm lượng đạm cao để cây sinh trưởng phát triển thân lá. Như NPK 20.10.10 +Te, NPK 25.5.5 +Te
+ Giai đoạn trước khi ra hoa sử dụng nhiều lân để thúc đẩy phân hóa mầm hoa, hoa to và đẹp. Sử dụng phân NPK 13.30.18 +Te,...
Ngoài ra bổ sung thêm phân trung vi lượng như Combicrop, Utramax Silicate để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu.
b, Cây kiểng, bonsai
- Bón lót: Phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ,....
- Bón thúc phát triển cành, thân, lá: Các loại phân NPK 20.20.15 +Te, NPK 16.16.8+Te,....
- Bón thúc phân hóa mầm hoa: Phân lân (P) có tác dụng cành lá phát triển tốt, bền. Phân Kali (K) cho màu sắc hoa sặc sỡ và bền hơn.
- Bón thúc tạo quả: Các loại phân có hàm lượng NPK đồng đều: NPK 15.15.15, NPK 13.13.13 hoặc các loại kali.
Các lưu ý khi bón phân: Khi bón phân hữu cơ nhất thiết không bón phân chưa hoai mục, phải bón đúng lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc nếu không rễ cây sẽ bị cháy, lá cây chết khô.
Đúc kết kinh nghiệm bón phân như sau: "4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”
+ "4 nhiều' là bón nhiều phân khi (1) cây vàng, yếu, (2) trước khi nảy chồi, (3) kỳ ra nụ hoa, (4) sau mùa hoa nở.
+ "4 ít' là bón ít phân khi: (1) cây khoẻ, (2) nảy chồi, (3) hoa nở, (4) mùa mưa.
+ "4 không' là không bón phân khi: (1) cây mọc cao vống, (2) khi mới trồng, (3) nắng nóng nhiều, (4) cây ngủ nghỉ...
+ "3 kỵ" là (1) kỵ phân bón đặc, (2) kỵ phân nóng tránh bón vào buổi trưa mùa hè lúc nhiệt độ đất cao, (3) kỵ phân dính rễ cây.
C, Cây cỏ
Giai đoạn đầu sử dụng hàm lượng đạm cao để cây sinh trưởng phát triển thân lá, như NPK 30.10.10 TE, NPK 25.5.5 TE,..
Ngoài ra giai đoạn này sử dụng thêm phân bón lá bio humic để phát triển bộ rễ, giúp cây cỏ nở bụi, đẻ nhánh.