CÂY ĂN QUẢ

Cây ăn quả là các loại cây trồng mà quả của nó được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể.

Quả không những được dùng để ăn tươi mà còn để chế biến qua nhiều hình thức khác nhau như đóng hộp, sấy khô, làm nước ép, làm kẹo, mứt, trích tinh dầu....

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO), Việt Nam hiện là quốc gia có diện tích và sản lượng trồng cây ăn quả nhiệt đới khá lớn ở khu vực châu Á. Năm 2018, diện tích cây ăn quả đạt xấp xỉ 1 triệu ha, với tổng sản lượng quả đạt 8 triệu tấn.

Trong đó có 14 loại quả có diện tích lớn với quy mô trên 10 nghìn ha/chủng loại, bao gồm: chuối (144,7 ha), tiếp đến là xoài (99,6 nghìn ha), thanh long (55,4 ha), cam (97,4 nghìn ha), bưởi (85,2 nghìn ha), nhãn (78,8 nghìn ha), vải (58,3 nghìn ha), sầu riêng (47,3 nghìn ha), chôm chôm (24,6 nghìn ha), mít (24 nghìn ha), quýt (15 nghìn ha), bơ (14 nghìn ha), dứa (47,1 nghìn ha), na (11 nghìn ha). ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả chủ lực của cả nước, chiếm 50% tổng diện tích và 60% sản lượng trái cây cả nước.

Cây ăn quả trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp đất nhẹ, tầng đất dày, mực nước ngầm sâu, thoát nước tốt, pH từ 5,5 -6. 

Cây ăn quả cần đạm quanh năm, lân cần nhiều ở giai đoạn phân hóa mần hoa, còn nhu cầu kali cao khi cây ra chồi non và nhất là giai đoạn phát triển quả. Rất cần trung vi lượng như Canxi, magie, kẽm, mangan, đồng, bo,..

 

BÓN PHÂN:

a, Thời kì kiến thiết cơ bản:

- Bón lót: Phân hữu cơ + Lân+ vôi bột, tất cả trộn đều với lớp đất mặt đủ lấp đầu hố.

- Bón thúc: Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cần nhiều đạm và lân để phát triển thân, lá, cành. Ví dụ: NPK 30.10.10 + te, 20.20.15 +te, NPK 20.10.10 + te, NPK 25.5.5+te,

b, Thời kỳ kinh doanh:

- Trong thời kỳ kinh doanh cây cần Đạm và kali nhiều hơn Lân. Tỷ lệ NPK nói chung là 1-1,5 : 1: 1-1,5. Tuy vậy tỷ lệ từng chất khác nhau theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển. 

Giai đoạn trước khi cây ra hoa: Trước ra hoa cây cần nhiều lân để hình thành mầm hoa, hoa trổ đều, tỷ lệ đậu quả cao. Ví dụ: NPK 13.30.18 +te

Giai đoạn sau đậu quả: Sau đậu quả cây cần nhiều kali để nuôi quả lớn nhanh, hạn chế rụng quả và quả chất lượng tốt. Ví dụ: NPK 17.7.17+te, NPK 15.5.25+te, NPK 17.8.25+Te, NPK 19.19.19+te

Giai đoạn sau thu hoạch: Sau thu hoạch cây cần nhiều đạm để phục hồi, ra cành lá mới, tạo lại tán. ví dụ: NPK 20.20.15 +te, NPK 30.10.10+te, NPK 20.10.10+te. 

Ngoài ra bổ sung thêm phân hữu cơ giai đoạn này để cải tạo đất, cung cấp chất mùn, giữ độ màu mỡ cho đất. ví dụ: phân hữu cơ NVX 75 OM, NVX 80 OM,...