SO SÁNH KALI ĐỎ VÀ KALI TRẮNG

So sánh sự giống và khác nhau giữa phân kali đỏ (KCL) và Kali trắng (K2SO4)

 

Phân KCL

Phân K2SO4

 

Giống nhau

Dễ tan trong nước

Là loại phân chua sinh lý (bón KCL gây chua mạnh hơn K2SO4)

Keo đất hấp thụ K+ và đẩy các cation (Ca2+, Mg2+, H+, Al3+, Mn2+,...) -> gây chua đất

Bón nhiều gây chua đất (Nên kết hợp thêm vôi để nâng pH đất)

Có thể sử dụng bón lót và bón thúc

Khác nhau

Giá thành rẻ

Giá thành cao

 

Kali gốc Clorua (kali đỏ)

Kali gốc Sunphat (kali trắng

 

xu thế: Thế giới giảm lượng sử dụng

xu thế: Thế giới tăng lượng sử dụng

 

Dễ hút ẩm, bị đóng cục

Ít hút ẩm, không bị đóng cục, không bị chảy nước.

 

Không bón cho các loại cây không ưa Clo như: Thuốc lá, chè, Cafe, sầu riêng, khoai tây, cây hương liệu,… Vì ảnh hưởng đến hương vị, phẩm chất sản phẩm,…

Vd: bón KCL cho sầu riêng, clo sẽ làm cho sầu riêng bị sượng, tích nước trong cơm, làm giảm phẩm chất cơm.

Sử dụng được cho tất cả các loại cây trồng và đặt biệt tốt cho cây kỵ gốc Clo như: Thuốc lá, chè, Cafe, sầu riêng, khoai tây, cây hương liệu,…

 

Không nên bón KCl cho đất mặn

(Vì Clo trong KCl làm tăng độ mặn của đất, trong đất mặn có nhiều Clo. KCl khi bón vào đất, nếu gặp đất chua thì gây chua hơn, nếu gặp đất mặn kết hợp với Na+ tạo muối gây mặn hơn).

Bón nhiều Clo gây ngộ độc cho cây, cây bị ức chế sinh trưởng, giảm năng suất, chất lượng.

Bón được cho nhiều loại đất và Có thể sử dụng cho đất mặn.

Cung cấp thêm lưu huỳnh (S) cho cây:

+ Tăng lượng protein, giảm hàm lượng Nitrat trong nông sản.

+ Cung cấp thêm hương vị, phẩm chất cho nông sản

+ Tăng tính chịu hạn, chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.